lOMoARcPSD|11700591
20 CÂU HỎI-TRẢ LỜI PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Chủ Nghĩa xã hội khoa học (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)
, lOMoARcPSD|11700591
20 CÂU HỎI-TRẢ LỜI PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Câu hỏi 1. Khái niệm giai cấp công nhân?
Đáp. Câu trả lời gồm hai ý
1) Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học dựng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp có lợi
ích đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa- đó là giai cấp công nhân, giai
cấp vô sản, giai cấp những người lao động làm thuê v.v. Giai cấp này là sản phẩm của nền đại công
nghiệp tư bản chủ nghĩa và cho dù tên gọi có khác nhau, nhưng có hai tiêu chí cơ bản để xác định giai
cấp công nhân, phân biệt nóvới các lực lượng xã hội khác
a) Về phương thức sản xuất, giai cấp công nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận
hành công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp, ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao. Đây cũng là
tiêu chí cơ bản để phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời trung cổ hay người
thợ trong công trường thủ công.
b) Về vị trí của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là
những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột
giá trị thặng dư. Chính thuộc tính này đã biến giai cấp công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai
cấp tư sản và dựa vào đây mà C.Mác và Ph.Ănghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản
trong xã hội tư bản.
Cũng cần lưu ý rằng, giai cấp công nhân là giai cấp ra đời và phát triển gắn với sự ra đời và phát triển
của nền đại công nghiệp, nên khi tìm hiểu giai cấp công nhân cũng cần thấy rằng đây là một khái
niệm mở. Sự biến đổi của giai cấp công nhân diễn ra thường xuyên, liên tục, cả về số lượng, chất
lượng, đặc biệt biến đổi về cơ cấu. Công nhân hiện nay không chỉ bao gồm những người đi làm thuê
(ở các nước tư bản chủ nghĩa), mà một bộ phận không nhỏ đã trở thành người làm chủ, nắm quyền
lãnh đạo xã hội (ở các nước xã hội chủ nghĩa); họ không chỉ bao gồm những người lao động chân tay
mà còn bao gồm cả những người lao động sản xuất với trình độ trí tuệ cao; họ không chỉ gồm những
người lao động công nghiệp trực tiếp tạo ra các giá trị vật chất cho xã hội mà còn bao gồm những
người lao động trong những ngành dịch vụ hoạt động theo lối công nghiệp.
Câu hỏi 2. Nội dung và điều kiện khách quan quy định sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
Đáp. Câu trả lời gồm hai ý lớn
Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là những nhiệm vụ lịch sử giao phó cho một giai cấp (do địa vị kinh
tế-xã hội khách quan của giai cấp đó quy định) để nóthực hiện bước chuyển cách mạng từ hình thái
kinh tế-xã hội đang tồn tại sang hình thái kinh tế-xã hội cao hơn, tiến bộ hơn.
1) Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không
khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Giai cấp công nhân có sứmệnh lịch sử xoá bỏ
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và toàn nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây
dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa cao hơn, tiến bộ hơn.
, lOMoARcPSD|11700591
Về thực chất, nội dung sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, thể hiện qua hai giai đoạn là lật đổ sự thống trị của giai cấp
tư sản, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và sử dụng chính quyền đó để cải tạo xã hội cũ và
xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt
Nam là tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thiết lập chính quyền của nhân dân để
tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2) Điều kiện khách quan quy định sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a) Xuất phát từ địa vị kinh tế-xã hội
+) giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất tư bản chủ
nghĩa; đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại, có trình độ xã hội hoá cao; tiêu biểu cho xu hướng
phát triển của xã hội loài người; là nhân tố quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa, xây dựng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
+) trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân không có, hoặc cơ bản là không có tư liệu sản
xuất; họ bán sức lao động cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; họ bị lệ
thuộc hoàn toàn trong quá trình phân phối các kết quả lao động của chính họ. Vì sự sống còn của
mình, giai cấp công nhân không thể không đứng lên đấu tranh lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản
để giải phóng mình đồng thời giải phóng toàn xã hội.
+) giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất dựa trên chế độ sở hữu xã hội không có bóc
lột, nên lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích cơ bản của những người lao động.
dođó, họ có khả năng tập hợp, lãnh đạo những người lao động bị áp bức làm cách mạng xoá bỏ chế
độ người bóc lột người; xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa- nơi không còn áp
bức, bóc lột.
b) Xuất phát từ đặc điểm chính trị-xã hội của giai cấp công nhân.
+) giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất; là giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến
ngày càng hiện đại và mang tính xã hội hóa cao. Đồng thời cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột đã
tôi luyện và cung cấp cho giai cấp công nhân những tri thức xã hội-chính trị cần thiết cho một giai cấp
tiên tiến.
+) giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, thể hiện ở mục tiêu cách mạng của
mình là xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, xoá bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu, giải phóng mình
và giải phóng toàn nhân loại khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột. Giai cấp công nhân hoàn toàn có thể
thực hiện được mục tiêu đó vì nócó nền tảng lý luận tiên tiến là chủ nghĩa Mác-Lênin.
+) giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao; ý thức đó được hình thành dolao động
trong nền công nghiệp hiện đại, với điều kiện sản xuất tập trung, sự phân công lao động tỉ mỉ nên
buộc công nhân phải có tác phong công nghiệp và từ tác phong công nghịêp ấy mà ý thức tổ chức kỷ
luật được hình thành. Mặt khác, dogiai cấp công nhân thường xuyên phải đương đầu với bộ máy đàn
áp khổng lồ và nhiều thủ đoạn thâm độc của giai cấp tư sản, dovậy, để đấu tranh chống lại bộ máy ấy,
giai cấp công nhân phải đoàn kết, tổ chức chặt chẽ và có ý thức tổ chức kỷ luật cao. d) giai cấp công
nhân là giai cấp có bản chất quốc tế. dogiai cấp công nhân ở tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đều có
địa vị kinh tế-xã hội giống nhau, vì vậy, họ có mục tiêu đấu tranh chung. Mặt khác, chủ nghĩa tư bản