lOMoARcPSD|11700591
ôn tập cuối kì triết 1 - Grade: b
triết (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)
, lOMoARcPSD|11700591
Ô N TẬP CUỐI KÌ TRIẾT 1
Câu 1: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và rút ra ý nghĩa phương pháp luận
của định nghĩa này?
1. Các quan niệm trước Mác về vật chất
- Triết học duy vật cổ đại: đồng nhất vật chất với dạng vất chất cụ thể.
VD: Các nhàtriết học duy vật như Ta-lét cho rằng vật chất là nước; A-na-xi-men coi là không
khí; Hê-ra-clít coi là lửa. Thành quả vĩ đại nhất của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại trong học
thuyết về vật chất là thuyết nguyên tử của Lơ-xíp và học trò của ông là Đê-mô-crít.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình cận đại thế kỷ XVII-XVIII: đồng nhất vật chất với dạng vật
chất cụ thể và tính chất của chúng.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các phát minh của vật lý học đã bác bỏ quan niệm đồng
nhất vật chất với các dạng cụ thể của vật chất hoặc với thuộc tính của vật chất của các nhàtriết
học duy vật cổ đại và cận đại. Phạm trù vật chất được V.I.Lênin nêu định nghĩa “Vật chất là
một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”
2. Những nội dung cơ bản của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
- Vật chất là “phạm trù triết học” do vậy vừa có tính trừu tượng vừa có tính cụ thể.
+ Tính trừu tượng của vật chất dùng để chỉ đặc tính chung, bản chất nhất của vật chất -
đó là đặc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và đây cũng là tiêu chí duy nhất
đểphân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất.
VD: nhànước phong kiến có bản chất là giai cấp địa chủ phong kiến chống lại nông dân
và những người lao động khác nhằm củng cố, bảo vệ sự thống trị về mọi mặt của địa chủ.
+ Tính cụ thể của vật chất thể hiện ở chỗ chỉ có thể nhận biết được vật chất bằng các giác
quan của con người; chỉ có thể nhận thức được vật chất thông qua việc nghiên cứu các sự vật,
hiện tượng vật chất cụ thể.
VD: Tính nóng của nước sôi được cảm nhận thông qua xúc giác, qua nghiên cứu biết
được rằng nước sôi nóng 100 độ C.
- Vật chất là “thực tại khách quan” có đặc tính cơ bản (cũng là đặc trưng cơ bản) là tồn tại
không phụ thuộc vào ý thức. Dù con người có nhận thức được hay chưa nhận thức được nó nó
vẫn tồn tại.
VD: Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian
phụ thuộc vào biến chuyển thiên văn, là đặc tính cơ bản của sông nước. Nó tồn tại một cách tự
nhiên, không phụ thuộc vào nhận thức của con người.
, lOMoARcPSD|11700591
- Vật chất có tính khách thể - con người có thể nhận biết vật chất bằng các giác quan.
VD: Sự tăng trưởng về cân nặng, kích thước của đàn lợn sau một thời gian nuôi dưỡng có thể
được người chủ nhận biết bằng thị giác, xúc giác,…
- Ý thức là sự “chép lại, chụp lại, phản ánh lại” thực tại khách quan. Bằng các giác quan của
mình, con người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhận biết được thực tại khách quan; chỉ có
những sự vật, hiện tượng của thực tại khách quan chưa được nhận biết chứ không thể không
biết.
VD: Kiến thức của nhân loại là kết quả của quá trình con người tiếp xúc và nghiên cứu thế giới
khách quan. Mọi khía cạnh về thế giới được con người cảm nhận và ghi chép lại.
1 là) được suy ra từ nội dung trên đểxác định mối quan hệ biện chứng giữa thực tại khách
quan (vật chất) với cảm giác (ý thức). Vật chất (cái thứ nhất) là cái có trước, tồn tại độc lập
với ý thức và quy định ý thức. Ý thức (cái thứ hai) là cái có sau vật chất, phụ thuộc vào vật
chất. Như vậy, vật chất là nội dung, là nguồn gốc khách quan của ý thức, là nguyên nhân làm
cho ý thức phát sinh. Tuy nhiên, ý thức tồn tại độc lập tương đối so với vật chất và có tác
động, thậm chí chuyển thành sức mạnh vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng và được
quần chúng vận dụng.
VD: Trước thời kì Đổi mới, do những ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh (đàn ông ra
trận và hi sinh nhiều, ở hậu phương chỉ còn đàn bà và người già) thì kinh tế không thể phát
triển. Vì thếm, nếu đường lối chủ trương chính sách lúc đó mà không phù hợp với thực tế thì
kinh tế (vật chất) cũng không thể đi lên.
3. Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của định nghĩa vật chất của V.I.
Lênin đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn
- Định nghĩa đưa lại thế giới quan duy vật biện chứng khi giải quyết vấn đề cơ bản
của triết học. Thứ nhất, định nghĩa khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất là
nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý thức (khắc phục được quan điểm về vật chất của
chủ nghĩa duy vật cổ và cận đại). Thứ hai, định nghĩa khẳng định ý thức con người có khả
năng nhận thức được thế giới vật chất (chống lại thuyết không thể biết và hoài nghi luận).
Thế giới quan duy vật biện chứng xác định được vật chất và mối quan hệ của nó với ý thức
trong lĩnh vực xã hội: đó là tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội, kinh tế quy định chính trị
v.v…; tạo cơ sở lý luận cho các nhàkhoa học tự nhiên.
VD: Nước nào có kinh tế phát triển hơn thì chính trị của nước đó mạnh hơn, nước
đó có tầm ảnh hưởng đến các quốc gia khác và trong khu vực sâu sắc hơn. (Mỹ can thiệp vào
các vấn đề trên Biển Đông của Việt Nam và Trung Quốc và có tầm ảnh hưởng)
, lOMoARcPSD|11700591
- Định nghĩa đưa lại phương pháp luận biện chứng duy vật của mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất với ý thức. Theo đó, vật chất có trước ý thức, là nguồn gốc và quy định ý
thức nên trong mọi hoạt động cần xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng các quy luật
vốn có của sự vật, hiện tượng; đồng thời cần thấy được tính năng động, tích cực của ý thức
đểphát huy tính năng động chủ quan nhưng tránh chủ quan duy ý chí mà biểu hiện là tuyệt
đối hoá vai trò, tác dụng của ý thức, cho rằng con người có thể làm được tất cả mà không cần
đến sự tác động của các quy luật khách quan, các điều kiện vật chất cần thiết.
VD: Khi khởi nghiệp mở một công ty, vốn và năng lực từ người đứng ra mở công
ty thôi là chưa đủ, cần xét đến các yếu tố khác lúc đó như xu hướng thị trường, thời cơ, nhu
cầu, khu vực… Nếu đáp ứng đúng cái thị trường đang thiếu thì cơ hội phát triển là rất mạnh.
Ngược lại, nếu công ty cho ra những sản phẩm đang phổ biến, thậm chí là dư thừa thì nguy
cơ phá sản là rất cao.
Câu 2. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vận động và rút ra ý nghĩa của
nó đối với sự phát triển của khoa học?
1. Định nghĩa: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn
tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất – thì bao gồm tất cả mọi sự thay
đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư
duy”
Theo quan niệm của Ăng-ghen: vận động không chỉ thuần túy là sự thay đổi vị trí trong
không gian mà là “mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ”, vận động “là một
phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất” nên thông qua vận
động mà các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại cụ thể của mình; vận động của vật
chất là tự thân vận động; và sự tồn tại của vật chất luôn gắn liền với vật chất.
VD: Sự di chuyển từ nơi này sang nơi khác, tăng chiều cao, sự tăng trưởng về kinh
tế, sự giảm sút trong học tập, giảm cân,…
2. Phân tích 5 hình thức cơ bản của vận động và cho ví dụ. Chỉ ra mối liên hệ biện chứng
giữa 5 hình thức vận động:
a) Vận động cơ học: sự dịch chuyển trong không gian của các vật thể. VD: di chuyển
trên đường phố khi tham gia giao thông.
b) Vận động vật lý: vận động của các phân tử, điện tử, các hạt cơ bản, quá trình nhiệt,
điện,... VD: thanh sắt nóng sinh ra nhiệt.
c) Vận động hóa học: sự biến đổi các chất hữu cơ, vô cơ trong quá trình hóa hợp và
phân giải. VD: quá trình tạo ra nước (2H2 + O2 🡪 2H2O)